TRIAC là gì ? Nguyên lý hoạt động, Ký hiệu, Cách đo, Phân loại

Nếu bạn là một người thợ điện tử thì TRIAC là gì bạn sẽ không bao giờ hỏi đến câu này. Nhưng nếu bạn là một người mới hoặc đang học nghề điện tử, điện lạnh thì TRIAC là gì đây sẽ là câu hỏi mà bạn nào cũng muốn biết vì Triac là một linh kiện không thể thiếu trong hầu hết các bo mạch điện tử hiện nạy.

Hôm nay ĐIỆN LẠNH AZ đơn vị chuyên sửa các thiết bị điện lạnh, điện dân dụng tại Hà Nội sẽ gửi đến các bạn những thông tin tri tiết về linh kiện này.

Với 10 năm kinh nghiệm sửa điện lạnh chúng tôi đã sửa hàng nghìn chiếc mạch điện tử máy giặt, tủ lạnh, điều hòa, lò vi sóng và chúng tôi luôn tiếp xúc với triac hàng ngày khi sửa.

TRIAC là gì ? Nguyên lý, cấu tạo, phân loại, ký hiệu, cách đó …Tất cả sẽ có ở đây.

Triac là gì ?

Triac là từ được viết tắt của từ : (Triode for Alternating Current). Triac còn là một linh kiện điện tử bán dẫn chuyên dụng được sử dụng rất nhiều trong các bo mạch điện tử để đóng cắt điện xoay chiều cho các phụ tải.

Hinh dáng, hình dáng

Triac có một số hình dạng khác nhau nhưng chủ yếu hình dáng của một con Triac sẽ như hình bên trên có 3 chân cắm.

Ký hiệu

Triac được ký hiệu là chữ T ở trên mạch điện tử.

Cấu tạo:

Triac là phần tử bán dẫn gồm năm lớp bán dẫn, tạo nên cấu trúc p-n-p-n như ở thyristor theo cả hai chiều giữa các cực T1 và T2, do đó có thể dẫn dòng theo cả hai chiều giữa T1 và T2. TRIAC có thể coi tương đương với hai thyristor đấu song song song ngược.để điều khiển Triac ta chỉ cần cấp xung cho chân G của Triac.

Nguyên lý làm việc:

TRIAC có thể điều khiển cho mở dẫn dòng bằng cả xung dương (dòng đi vào cực điều khiển) lẫn xung âm (dòng đi ra khỏi cực điều khiển). Tuy nhiên xung dòng điều khiển âm có độ nhạy kém hơn, nghĩa là để mở được TRIAC sẽ cần một dòng điều khiển âm lớn hơn so với dòng điều khiển dương.

Vì vậy trong thực tế để đảm bảo tính đối xứng của dòng điện qua TRIAC thì sử dụng dòng điện dương là tốt hơn cả.

Nói để dễ hiểu hơn : Triac được coi như một công tắc điện chuyên dùng để điều khiển thiết bị điện xoay chiều vì thế các chân của nó cũng gần tương đương với các thành phần của một công tắc điện tử

Phân loại:

Loại tiêu chuẩn hay TRIAC 4Q có thể được kích hoạt trong bốn chế độ. TRIAC 4Q phải bao gồm các linh kiện bảo vệ bổ sung như điện trở – tụ điện (RC) trên các cực chính và một cuộn cảm mắc nối tiếp trong thiết bị.

Triac 3Q có thể được kích hoạt chỉ ở góc phần tư 1, 2 và 3. Vì không yêu cầu mạch bảo vệ, thiết bị 3Q hiệu quả hơn triac tiêu chuẩn trong các ứng dụng có tải không điện trở.

Cách đo và kiểm tra triac bằng đồng hồ vạn năng.

Đầu tiên điều chỉnh công tắc đồng hồ ở thang đo điện trở cao (100K), sau đó nối que đo dương của đồng hồ với chân MT1 của triac và que đo âm tới chân MT2 của triac (bạn có thể đảo ngược lại kết nối). Kim đồng hồ sẽ lên và cho kết quả điện trở cao .

Tiếp tục chuyển công tắc chọn sang thang đo điện trở thấp, kết nối MT1 và cổng G với que đo dương và MT2 với que đo âm của đồng hồ. Kim đồng hồ sẽ cho kết qủa điện trở thấp. Nếu bạn thực hiện đúng với các buớc trên thì triac còn hoạt động tốt.

Tuy nhiên phương pháp trên không áp dụng cho những triac yêu cầu điện áp cổng và dòng cao để kích hoạt.

Xem thêm video cách kiểm tra ở đây:

Với những chia sẻ bên trên mình mong sẽ giúp ích được các bạn đôi chút kiến thức về TRIAC. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của bên mình. Hẹn gặp lại ở bài viết khác.

GỌI NGAY 0984 147 246