Nếu bạn mới vào nghề sửa chữa điện lạnh chưa biết cách xác định chân chung, chạy, đề ở 1 block hay một động cơ bất kỳ nào. Bài viết bên dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về cấu tạo của 1 block tủ lạnh, điều hòa ….Xin gửi đến các bạn cách kiểm tra chân chung chạy đề để cắm rắc nguồn chuẩn nhất.
Xem thêm
- Chuyên sửa điều hòa tại nhà Uy Tín
- Cách tự khắc phục cục nóng điều hòa không chạy
- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động cục nóng điều hòa
XEM NGAY
Hiểu về các chân cắm nguồn ở Block điều hòa và tủ lạnh
Block của tủ lạnh hay, block của điều hòa, quạt điều hòa nó đều có sơ đồ chân và các cuộn như hình ảnh bên trên.
- Đối với chân thì chúng đều có 3 chân đó là chân A, B và C đối với 3 chân này người ta gọi chúng là chân chung, chân chạy và chân đề.
- Nói về cuộn thì chúng có 2 cuộn đó là cuộn AB và cuộn AC người ta gọi 2 cuộn này là cuộn chạy và cuộn đề.
Bây giờ việc của chúng ta là đi xác định chân nào là chân chung, chân nào là chân chạy, chân nào là chân đề để chúng ta có thể cắm điện để cho động cơ có thể hoạt động được.
Lưu ý : Nếu chúng ta xác định chân không chính xác khi ta cắm điện rất dễ gây cho chết động cơ nên các bạn cần xác định đúng, chuẩn trước khi cắm.
Cách xác định chân chung chạy đề ( CRS)
1. Cách xá định chân chung ở block
Dùng đồng hồ đo vạn năng ta đo làm 3 lần ( như hình vẽ trên) ta sẽ đo chân A với chân B sẽ cho ta một giá trị điện trở, đo chan A với chân C chúng ta lại có được một giá trị điện trở, tiếp theo ta đo từ chân B đến chân C chúng ta lại được 1 giá trị điện trở nữa.
+ Lúc này ta sẽ nhớ lại trong 3 lần đo: AB, AC, BC nếu lần đo nào cho chúng ta giá trị điện trở lớn nhất thì cái chân còn lại mà chúng ta không đo sẽ là chân chung.
Ví dụ : Đo chân AB = 10 ôm, AC 12 ôm và BC 20 ôm. Như vậy chúng ta kết luận chân BC là chân có giá trị điện trở lớn nhất nên chân còn lại là chân A. Và chân A sẽ là chân chung.
2. Cách xác định chân chạy, chân đề
Dùng đồng hồ đo vạn năng chúng ta đo từ chân chung mà chúng ta vừa xá định được ra 2 chân còn lại của động cơ nếu phép đo nào cho chúng ta có giá trị điện trở nhỏ hơn thì chân mà chúng ta đang đo từ chân chung ra sẽ là chân chạy còn chân còn lại tất nhiên là chân đề.
Ví dụ : Như số đô ở trên ta đo từ chân chung là chân A ra chân B là 10 ôm và từ A đo ra chân C là 12 ôm. Thì chúng ta có thể nói là cặp đo AB có giá trị điện trở nhỏ hơn so với AC nên chân B sẽ là chân chạy còn chân C sẽ là chân đề.
Bạn xem thêm bài viết này để hiểu hơn về block tủ lạnh : https://dienlanhaz.vn/hoc-nghe-dien-lanh/block-tu-lanh/
Các bạn có thể xem thêm video mà chúng tôi làm thực tế tại đây:
Nếu bài viết này hay bạn nhớ share để cho mọi người cùng tìm hiểu nhé. Chúc các bạn học nghề thành công.