Bạn đang tìm hiểu về ĐIỆN TRỞ ? Hãy cùng với ĐIỆN LẠNH AZ tìm hiểu Điện Trở là gì ? Ứng dụng của điện trở như thế nào ? Có bao nhiêu loại điện trở ? Cách kiểm tra điện trở sống hay chết ? Cách tính điện trở theo vạch màu, và công thức tính điện trở.
XEM NGAY
- 1 Điện trở là gì ?
Điện trở là gì ?
Điện trở là một loại linh kiện điện tử rất phổ biến ở các bo mạch điện như trong điều hòa, tủ lạnh, máy giặt, tivi, loa đài, quạt điện …
Điện trở là thiết bị không bao giờ có thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nếu không có điện trở chúng ta sẽ không có được các thiết bị điện thông minh để sử dụng hàng ngày hiện nay.
Điển trở có tác dụng gì trong bo mạch điện tử : Điện trở có tác dụng càn trở dòng điện, để dẫn đện, để bảo vệ …Tùy từng loại điện trở khác nhau thì công dụng của nó cũng khác nhau.
Cấu tạo của điện trở là gì ?
Thành phần chính của điện trở là lớp RuO2, tùy vào số lớp này mà tạo nên giá trị điện trở khác nhau, số lớp càng nhiều thì giá trị điện trở càng lớn và ngược lại. Dựa vào cấu tạo này chúng ta có thể suy ra những bệnh có thể xảy ra với điện trở.
Ký hiệu và đơn vị đo của điện trở là gì ?
Điện trở thường có ký hiệu là ”R” trong bo mạch điện tử cũng như trong các công thức tính giá trị điện trở. Và đơn vị đo của điện trở là Ôm (Ω), Ki lô ôm (KΩ). và Mê (MΩ)
- Trong đó 1KΩ = 1000 Ω
- 1 MΩ = 1.000.000 Ω.
- 1 MΩ = 1000 KΩ
Công thức tính điện trở trong cuộc sống.
Điện trở suất là đại lượng vật lý đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện của vật liệu. Điện trở kháng được định nghĩa là tỉ số của hiệu điện thế giữa hai đầu vật thể đó với cường độ dòng điện đi qua nó
Trong đó:
- U: là hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn điện, đo bằng vôn (V).
- I: là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn điện, đo bằng ampe (A).
- R: là điện trở của vật dẫn điện, đo bằng Ohm (Ω).
Phân loại điện trở ?
Điện trở được chia thành 6 loại chính bao gồm:
- Điện trở cacbon
- Điện trở màng hay điện trở gốm kim loại
- Điện trở dây quấn
- Điện trở film
- Điện trở bề mặt
- Điện trở băng
Bảng màu và cách đọc điện trở theo vạch màu.
Cách đọc điện trở 4 vạch màu.
Vạch màu đầu tiên và vạch màu thứ 2 bạn lấy số theo tương ứng với trị số của vạch màu đó và nhân với tương ứng với hệ số 10^ trị số của vạch màu. Còn vạch màu cuối cùng thường là nhũ vàng và nhũ bạc đây chỉ là hệ sai số của điện trở bạn không cần đọc nhé.
Ví dụ: một cón điện trở có vạch màu là : Đỏ = 2, Đỏ = 2, Cam = 3, nhũ vàng.
Vậy con trở này sẽ đọc được trị số tương ứng là : 22 x 10^3 = 22.000Ω đây là con trở có trị số là 22KΩ
Cách đọc điện trở 5 vạch màu.
3 vạch màu đàu tiên bạn sẽ lấy số tương ứng với vạch màu của nó để nhân với hệ số 10^ với số tương ứng của vạch màu số 4 là sẽ ra kết quả giá trị điện trở nhé.
Ví dụ con trở có màu : nâu = 1, đen = 0, đen = 0, vàng = 4 , nhũ vàng
Bạn được giá trị điên trở tương ứng như sau : 100 x10^4 = 1.000.000 Ω <=> 1MΩ
Cách đo điện trở kiểm tra sống chết.
Để đô được kiểm tra điện trở sống hay chết đầu tiên các bạn cần phải đọc được màu của điện trở biết điện trở chó trị số bao nhiêu Ω rồi sẽ dùng đồng hồ đo VOM để thang tương ứng với trị số của con trở bạn cần đo.
- Bạn đo được trị số đúng với trị số ghi trên thân là trở tốt
- Nếu trở bị tăng trị số cũng là trở bị hỏng
- Trở bị đứt đo không lên gì cũng hỏng.
Chỉ có 2 dạng chết của điện trở chủ yếu 1 là tăng trị số và 2 là trở bị đứt nhé.
Công suất tiêu thụ điện trở
Trong mọi thời điểm, Công suất P(watt) tiêu thụ bởi một điện trở có trở kháng R(Ohm) được tính bởi công thức:
- P=I2R=IV=V2/v
- Với V (volts) là điện áp trên điện trở và I (amps) là dòng điện đi qua nó.
- Sử dụng định luật Ohm. Điện năng bị chuyển hóa tiêu tán thành nhiệt năng điện trở.
Điện trở công suất thường được định mức theo công suất tiêu tán tối đa, trong hệ thống các linh kiện điện ở trạng thái rắn, điện trở công suất được định mức ở 1/10, 1/8 và 1/4 watt. Điện trở thường tiêu thụ thấp hơn giá trị định mức ghi trên điện trở.
Nguyên lý hoạt động điện trở
- Đặc tính của một điện trở lý tưởng được biểu diễn bởi định luật Ohm như sau: U=IR
- Định luật Ohm nói rằng: điện áp (V) đi qua điện trở tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện (I) và tỉ lệ này là một hằng số điện trở (R).
Ví dụ: Nếu một điện trở 300 Ohm được nối vào điện áp một chiều 12V, thì cường độ dòng điện đi qua điện trở là 12 / 300 = 0.04 Amperes.
Bên trên là toàn bộ thông số về điện trở mong sẽ giúp ích được các bạn khi tìm hiểu về điện trở nhé.