Tụ Điện Là Gì ? Tác Dụng, Cấu Tạo Và Nguyên Lý, Phân Loại

Bạn đang tìm hiểu về tụ điện, tụ điện để làm gì ? tụ điện trong điều hòa có khác với tụ điện ở quạt điện không ? Tụ điện có nhiều loại không ? Tụ điện có tác dụng gì ? Tụ điện xoay chiều và tụ điện 1 chiều, tụ điện không phân cực và có phân cực ….

+ Hôm nay với kinh nghiệm sửa chữa các thị bị điện lạnh, điện tử, điện dân dụng luôn liên quan đến các loại tụ điện chúng tôi sẽ giúp bạn làm rõ và hiểu hơn về tụ điện là gì.

Tụ điện là gì ?

Tụ điện là một linh kiện điện tử được lắp đặt trong các bảng mạch điện tử cũng như ở các thiết bị động cơ điện. Đây là một linh kiện điện tử không thể thiếu trong các bảng mạch điện tử trong các thiết bị điện tử như tivi, quạt điện, điều hòa, tủ lạnh, máy giặt …

  1. Tụ điện là một linh kiện có 2 cực thụ động lưu trữ năng lượng điện. Hay tích tụ điện tích bởi 2 bề mặt dẫn điện trong một điện trường.
  2. Có rất nhiều tụ điện khác nhau như tụ hóa, tụ gốm, tụ dầu …
  3. Đơn vị của tụ điện là Fara. Cách quy đổi 1 Fara: 1F = 10-6MicroFara = 10-9 Nano Fara = 10-12 Pico Fara

tu dien la gi

1. Cấu tạo của tụ điện

Cấu tạo của tụ điện bao gồm hai dây dẫn điện thường ở dạng tấm kim loại. Hai bề mặt này được đặt song song với nhau và được ngăn cách bởi một lớp điện môi.

Dây dẫn của tụ điện có thể sử dụng là giấy bạc, màng mỏng,…

Điện môi sử dụng cho tụ điện là các chất không dẫn điện gồm thủy tinh, giấy, giấy tẩm hoá chất, gốm, mica, màng nhựa hoặc không khí. Các điện môi này không dẫn điện nhằm tăng khả năng tích trữ năng lượng điện của tụ điện.

Cấu tạo một số tụ thường hay gặp bạn cần biết.

Tụ hóa : Là tụ được phân cực âm (-) và phân cực dương (+). Tụ hóa có tác dụng lọc nguồn điện và thường được lắp đặt ở phần nguồn điện. Giá trị điện dung của tủ hóa thường được ghi trên thân nên bạn có thể dễ dàng nhận ra và thay thế.

Tụ gốm : Tụ gốm được làm bằng gốm, không có phân cực và trị số của nó cũng được ghi trên thân.

2. Phân loại tụ điện

Tụ điện phân cực

  • Hầu hết tụ hóa là tụ điện phân cực, tức là nó có cực xác định. Khi đấu nối phải đúng cực âm – dương.
  • Thường trên tụ có kích thước đủ lớn thì cực âm phân biệt bằng dấu – trên vạch màu sáng dọc theo thân tụ, khi tụ mới chưa cắt chân thì chân dài hơn sẽ là cực dương.
  • Các tụ cỡ nhỏ, tụ dành cho hàn dán SMD thì đánh dấu + ở cực dương để đảm bảo tính rõ ràng.
  • Trị số của tụ phân cực vào khoảng 0,47μF – 4.700μF, thường dùng trong các mạch tần số làm việc thấp, dùng lọc nguồn.

Tụ không phân cực

Tụ điện không phân cực thì không xác định cực dương âm, như tụ giấy, tụ gốm, tụ mica,… Các tụ có trị số điện dung nhỏ hơn 1 μF thường được sử dụng trong các mạch điện tần số cao hoặc mạch lọc nhiễu. Các tụ cỡ lớn, từ một vài μF đến cỡ Fara thì dùng trong điện dân dụng (tụ quạt, mô tơ,…) hay dàn tụ bù pha cho lưới điện.

3. Nguyên lý hoạt động của tụ điện.

  • Nguyên lý phóng nạp của tụ điện được hiểu là khả năng tích trữ năng lượng điện như một ắc qui nhỏ dưới dạng năng lượng điện trường.
  • Nó lưu trữ hiệu quả các electron và phóng ra các điện tích này để tạo ra dòng điện.
  • Nhưng nó không có khả năng sinh ra các điện tích electron. Đây cũng là điểm khác biệt lớn của tụ điện với ắc qui.
  • Nguyên lý nạp xả của tụ điện là tính chất đặc trưng và cũng là điều cơ bản trong nguyên lý làm việc của tụ điện. Nhờ tính chất này mà tụ điện có khả năng dẫn điện xoay chiều.
  • Nếu điện áp của hai bản mạch không thay đổi đột ngột mà biến thiên theo thời gian mà ta cắm nạp hoặc xả tụ rất dễ gây ra hiện tượng nổ có tia lửa điện do dòng điện tăng vọt. Đây là nguyên lý nạp xả của tụ điện khá phổ biến.

4. Tác dụng và ứng dụng của tụ điện trong cục sống hàng ngày.

  • Tác dụng của tụ điện bên trong bo mạch điện thường là để lọc nguồn điện, lọc sung nhiếu, bảo vệ điện áp …Tùy vào từng loại tụ thì chức năng của nó cũng khác nhau.
  • Tác dụng của tụ điện trong quạt điện đó là: Tụ điện có tác dụng kích cho động cơ quạt chạy và làm việc
  • Tụ điện có tác dung trong điều hòa đó kích cho block chạy và làm việc

Xem ngay : Tác dụng của tụ điện trong quạt, trong điều hòa

5. Cách nhận biết tụ điện còn tốt hay đã bị hỏng.

Tụ điện nào cũng vậy để kiểm tra được tụ bi hư hay còn tốt bạn cần phải xác định được tụ đang cần kiểm tra là dòng tụ gì.

Thường để kiểm tra các bạn thường dùng đồng hồ VOM để đo vào 2 chân của tụ và đảo chiều que đo nếu kim lên và về luôn là tụ tốt. Kim lên và không về là tụ bị chập, kim lên không về hết là tụ bị rò nhé.

Lưu ý: Các bạn nhớ đặt thang đo phù hợ với dung lượng của tụ nghi trên thân để đảm bảo độ chính xác.

6. Những lưu ý khi thay thế tụ điện mới cho các thiết bị.

  1. Khi thay thế tụ điện mới cho các thiết bị hay linh kiện bên trong bo mạch các bạn cần thay thế đúng trị số mà tụ ghi trên thân nhé.
  2. Trường hợp bạn thay sai rất dễ có thể gây ra chập, chay, lổ hoặc thiết bị sẽ không chạy.
GỌI NGAY 0984 147 246